Trà đào là một thức uống ngon mát lạnh giải nhiệt ngày hè giúp bạn bừng tỉnh tràn đầy năng lượng.Vậy làm sao để có thể pha một ly trà đào thơm ngọt, chua ngon đúng điệu, làm mê mẩn lòng người ? Hãy cùng nhà chè tìm hiểu cách pha trà đào với trà đen nhé!
1. Trà đào là gì?
Trà đào nổi lên như một hiện tượng bắt nguồn từ thương hiệu Phúc Long, sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt thanh dịu của trà đen (hồng trà), hòa nguyện quấn lấy vị chua chua đầu lưỡi của syrup đào, thêm đôi ba miếng đào tươi giòn rụm phía trên đủ khiến người ta một khi đã thưởng thức khó lòng mà quên được.
2. Nên chọn loại trà nào để pha trà đào?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại trà khác nhau tuy nhiên để chọn loại trà pha trà đào chuẩn vị cũng là một bước quan trọng.Vậy nên chọn loại trà nào để pha trà chuẩn vị nhất?
- Trà đen:
Trà đen không chỉ nổi tiếng pha trà sữa thơm ngon, vị Đài Loan. Ngoài ra, trà đen dùng pha trà đào rất ngọt. Một lưu ý nhỏ khi chọn trà đen pha trà đào, bạn nên mua loại trà đen đậm vị, hương thơm tự nhiên tuyệt đối không quá nồng sẽ làm mất mùi đào. Đa số, các quán nhỏ hoặc vỉa hè đều sử dụng loại trà này để pha chế vừa tiết kiệm chi phí nguyên liệu vừa tiện lợi có thể pha 2 món bằng 1 loại trà.
Đối với các dân pha chế, thì trà xanh là lựa chọn hàng đầu cho dòng trà trái cây nói chung cũng như trà đào nói riêng. Vì trà xanh không được nên men nên vị còn chút chát giúp trà trái cây sau khi pha không chỉ chua – ngọt – mà chút chát nhẹ đầu lưỡi rất lạ. Bên cạnh đó, màu nước sắc vàng trong đẹp mắt hơn hẳn màu nâu đỏ sẫm của trà đen.
3. Công thức pha trà đào chuẩn vị
- Chuẩn bị nguyên liệu:
Với khối lượng nguyên liệu như sau, bạn có thể pha được cho từ 3 – 5 người uống, với mỗi ly tầm 300 ml.
– 50g trà đen
– 1500 ml nước lọc
– 75g đường
– 100ml siro
– 1 hộp đào ngâm
– Các dụng cụ hỗ trợ như: bình nấu trà, đồ lọc trà…
Mình khuyến khích các bạn không nên sử dụng nước đào ngâm có sẵn trong hộp đào nhé, vì một số nhãn hiệu sử dụng chất bảo quản, làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu uống một thời gian dài.
- Các bước thực hiện nấu trà đào:
Bước 1: Ủ 50g trà xanh hoa lài với 1.500 ml lít sôi 100 độ C, ngâm trà khoảng 15 phút để chất trà ra hoàn toàn.
Tránh ủ quá lâu làm trà chát đắng, ảnh hưởng đến mùi vị thành phẩm.
Bước 2: Lấy nước cốt trà bằng cách sử dụng đồ lọc để loại bỏ xác trà.
Bước 3:Kết hợp 1000 ml nước cốt trà với 75g đường, 100 ml syrup sau đó khuấy mạnh tay hỗn hợp trên cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn có thể dử dụng thêm máy đánh nước cầm tay để trà dậy vị và thơm hơn ngon
Bước 4: Cắt nhỏ các miếng đào ngâm theo số lượng tùy thích và chia đều mỗi ly.
Bước 5: Chỉ cần thêm đá là bạn đã có ngay 1 ly trà đào chua ngọt, mát lạnh cho ngày hè rồi đấy.
4. 4 cách biến tấu trà đào
- Trà đào sả: Rửa sạch – cắt khúc 3 cây sả và cho vào ủ chung với trà ở bước 1.
- Trà đào cam sả: Tương tự như trà đào sả, bạn chỉ cần vắt lấy nước 2 trái cam, khuấy đều tay ở bước 3.
- Trà đào hạt chia: Rắc 1 muỗng cafe hạt chia vào ly trà đào trước khi cho đá.
- Trà đào mật ong: cho 100 ml mật ong vào bước 3, khuấy đều tay cùng với các nguyên liệu khác cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
5. Cách làm đào ngâm
Nếu bạn muốn giản lược chi phí hoặc đơn giản là người kỹ tính trong khâu thực phẩm, nghi ngại các sản phẩm đóng hộp bên ngoài thị trường thì có thể tham khảo các ngâm đào siêu dễ và nhanh gọn tại nhà sau đây nhé
Bước 1: Cắt đào thành từng miếng vừa phải, cắt đôi với trái nhỏ và cắt 3 với trái lớn. Tránh cắt quá mỏng khiến đào mềm khi ngâm và dễ mất chất đào.
Bước 2: Ngâm đào với nước muối pha loãng theo định lượng 1 lít nước + 3 muỗi cafe muối, để làm sạch và giúp đào không bị thâm đen lớp thịt.
Bước 3: Bắt bếp nấu sôi 500g đường với 500 ml nước, sau đó cho đào vào và vạn lửa nhỏ chờ trong 5 phút và tắt bếp.
Bước 4: Vớt đào ra ướp lạnh với đá.
Bước 5: Nước cốt ở bước 3 đợi nguột hẳn, vắt 1 – 2 trái chanh để tạo độ chua thơm.
Bước 6: Đổ nước cốt vào đào vào hủ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Các bạn nên lưu ý sử dụng trong vong 1 tuần nhé.